ứng dụng cờ bạc thể thao - bet365ee

    • vi
    • vi

DEOCA Infrastructure

Tin tức & Sự kiện

Thư viện ảnh

Thư viện Video

Trạm thu phí BOT QL1 miền Trung tiên phong giảm phí đường bộ

Nhiều trạm thu phí (TTP) hoàn vốn dự án BOT trên QL1 qua các tỉnh miền Trung tiên phong giảm mức phí cho các loại xe tải cỡ lớn theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên: Người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Nụ cười TTP cùng phong trào “4 xin – 4 luôn” tạo hình ảnh văn minh, thân thiện tại các TTP BOT QL1 miền Trung. Đây cũng là những TTP tiên phong giảm mức phí cho các loại xe tải cỡ lớn

Thu hút xe tải, phát huy hiệu quả dự án

Ngày 22/8, TTP Tam Kỳ (QL1, Quảng Nam) chính thức được NĐT Cienco5 BOT thu phí, hoàn vốn dự án BOT QL1 đoạn Km 987-Km1027. Đây là một trong hai TTP cuối cùng trên tuyến QL1 miền Trung (hiện TTP hoàn vốn dự án BOT QL1 Quảng Trị của liên danh NĐT Trường Thịnh – Trường Sơn chưa thu phí – PV) tổ chức thu phí, sau một năm dự án thông xe, đưa vào khai thác; và là những TTP trên địa bàn tiên phong thực hiện mức giảm phí đường bộ cho các loại phương tiện xe tải cỡ lớn (nhóm 4, nhóm 5).

Cụ thể, mức thu phí sử dụng đường bộ cho các xe tải có trọng tải từ 10 đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet (nhóm 4) giảm 140 nghìn đồng/lượt xe xuống còn 120 nghìn đồng/lượt xe; Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet (nhóm 5) từ 200 nghìn đồng/lượt xe xuống còn 180 nghìn đồng/lượt xe. Riêng các loại phương tiện nhóm 1, 2, 3 giữ theo mức thu phí đã được ban hành tại thông tư thu phí của Bộ Tài chính, tương ứng các mức 35 – 50 – 75 nghìn đồng/vé/lượt.

Theo ông Huỳnh Bảo Linh, Giám đốc Công ty TNHH BOT Thiên Tân – Thành An (NĐT DA BOT QL1 Quảng Ngãi), việc giảm mức phí này được đơn vị thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ, đồng thời, nhằm mục đích thu hút xe tải cỡ lớn đi vào các con đường vừa được đầu tư, phát huy hiệu quả dự án khi đưa vào vận hành, khai thác.

Minh bạch thu phí, chống thất thu

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Công ty CP XDCT 545 (CECO545), kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV CECO545 BOT (NĐT DA BOT QL1 Quảng Nam, đoạn Km947-Km987) nhấn mạnh: Cơ chế minh bạch đầu tư, thu phí dự án QL1 không có kẽ hỡ cho sự gian lận, thất thoát. Để triển khai thu phí, nhà đầu tư BOT phải được sự tham gia, kiểm soát của hơn 10 đầu mối các bộ ngành. Các loại vé thu phí được in ấn, kiểm soát bởi cơ quan chuyên ngành. Trên cơ sở này, nhà đầu tư vận hành trạm, qua hệ thống phần mềm giám sát, tích hợp dữ liệu, các giải pháp thu phí văn minh, hiện đại.

Theo ghi nhận, các TTP BOT QL1 trên địa bàn miền Trung đều áp dụng mô hình kiểm soát nghiêm ngặt với các bộ phận kiểm soát, hậu kiểm kịp thời phát hiện, cảnh báo các sai sót. Theo ông Nguyễn Thanh Thanh, Tổng giám đốc Công ty TNHH ĐT BOT Bình Định (NĐT dự án BOT QL1 nam Bình Định – Phú Yên), barie sẽ không mở nếu nhân viên không quẹt thẻ. Nếu quẹt sai mức phí so với chủng loại xe, hệ thống sẽ báo lỗi. Nhân viên được kiểm soát, theo dõi kỹ càng. Tất cả các thông tin, lưu lượng xe qua trạm đều được hiển thị, lưu giữ trên hệ thống máy tính, camera quan sát”, ông Sơn phân tích.

Theo ông Phan Thế Thịnh, Phó tổng giám đốc Công ty CPĐT BOT Bình Định Việt Nam, phụ trách TTP Km 1148+1300 QL1 (dự án BOT Bắc Bình Định), ngoài giám sát của nhà đầu tư, đơn vị chức năng Bộ GTVT, bản thân các ngân hàng tài trợ vốn trực tiếp tham gia vào phương án thu phí hoàn vốn cho dự án. Trên cơ sở tổng thu hàng tháng, phía ngân hàng trích lại tỷ lệ đúng quy định cho nhà đầu tư để thực hiện công tác vận hành TTP, bảo dưỡng…

Áp lực xe “lách TTP”

Không còn kẽ hở cho thất thu nhưng thực tế công tác thu phí đứng trước áp lực vấn nạn phương tiện lách TTP đang khá phức tạp trong khi thẩm quyền NĐT không thể vượt ra khỏi phạm vi TTP. Thậm chí tại TTP Km 943+975 của NĐT CECO 545 xuất hiện tình trạng xe ô tô lách cả vào làn phương tiện thô sơ để vượt trạm.

Theo các chuyên gia kinh tế, để dự án BOT khả thi rất cần sự chia sẻ, tính trách nhiệm của người thụ hưởng, cùng sự ổn định của cơ chế chính sách. Nhiều NĐT lo ngại, các hợp đồng BOT là hợp đồng rất dài, cơ bản trên 10 năm và thường là 20 năm. Thời gian dài như vậy, thì trượt giá CPI nhiều khi nhà đầu tư không được hưởng. Trong khi đó, lưu lượng phương tiện chắc chắn có sự không ổn định.

Ông Hồ Anh Sơn phân tích: Phương tiện lưu thông qua QL1 có xu hướng tăng nhưng chỉ thời gian ngắn sẽ giảm, lưu thông qua TTP nguy cơ giảm sút, khi dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, các tuyến đường ngang qua địa bàn Quảng Nam được đưa vào khai thác… Cụ thể, hiện tại phân lưu 50-50, đến lúc có dự án khác phân lưu 20-80 thì sao? Trong hợp đồng có nhắc đến vấn đề bù rủi ro, tuy nhiên, nếu không bù sẽ thế nào. Họp cổ đông của công ty, nhiều người lo sợ không thu lại được vốn, nếu chính sách thay đổi, cơ chế thay đổi thì sao?”, ông Sơn nhận định.

Theo báo giao thông