ứng dụng cờ bạc thể thao - bet365ee

    • vi
    • vi

DEOCA Infrastructure

Tin tức & Sự kiện

Thư viện ảnh

Thư viện Video

‘Điểm tên’ loạt dự án giao thông nghìn tỷ sẽ cán đích trong năm 2020

Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm sẽ cán đích trong năm 2020 đượ như: cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, cầu Thịnh Long, hầm đường bộ Hải Vân 2, cao tốc La Sơn – Túy Loan…cau vuot mai dich 0857

Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng này đang khẩn trương thi công nhằm đạt tiến độ vào cuối năm 2020 đưa vào khai thác sử dụng

Cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long

Được phát lệnh khởi công từ giữa tháng 5/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long là công trình trọng điểm Bộ GTVT triển khai trên địa bàn TP Hà Nội với mục tiêu xóa bỏ điểm đen ùn tắc cửa ngõ phía Bắc Thủ đô. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thi công, hai gói thầu xây lắp của dự án dài 5,36km đã đạt trên 70% khối lượng, dự kiến đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác thi công vào đầu quý III/2020 theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

Theo ông Phạm Anh Tú, Trưởng phòng Điều hành dự án 1 (Ban QLDA Thăng Long – đại diện chủ đầu tư), tiến độ dự án đang đảm bảo yêu cầu, công tác thi công phần cầu chính sẽ kết thúc vào cuối tháng 8/2020. Dự án đảm bảo thông xe, đưa vào khai thác trong tháng 9/2020”.

cau thinh long 0858

Phối cảnh cầu Thịnh Long

Công trình cầu Thịnh Long có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng

Một dự án ODA lớn khác do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư cũng chắc chắn đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2020 là cầu Thịnh Long (tỉnh Nam Định). Công trình có tổng mức đầu tư 1.158 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2017 nhằm hiện thực hóa ước mơ nối liền đôi bờ sông Ninh Cơ của người dân hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.

Ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, đến nay, tổng sản lượng thi công của dự án đã đạt trên 90%, phần cầu chính đã hợp long từ tháng 12/2019. Hiện nay, các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, hoàn thiện các hạng mục mặt cầu, mặt đường dẫn, lan can… đảm bảo hoàn thành, thông xe đưa vào khai thác trong tháng 3/2020.

“Cầu Thịnh Long khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ nối liền hai bờ sông Ninh Cơ, nơi đã hình thành các khu công nghiệp với các nhà máy đóng tàu lớn, cảng biển Thịnh Long, Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I, khu nghỉ mát Thịnh Long…; rút ngắn khoảng 10km đối với tuyến vận tải kết nối thị trấn Thịnh Long với TP Nam Định, đồng thời nâng cao khả năng kết nối với các tỉnh trong khu vực trên tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, tiết kiệm chi phí cho các phương tiện vận tải so với hiện nay”, ông Lâm chia sẻ.

Hầm đường bộ Hải Vân 2 có giá trị hơn 7.200 tỷ đồng

Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2016 gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.

Giai đoạn một là sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân 1 hiện nay và cải tạo đoạn tuyến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân. Giai đoạn hai mở rộng hầm lánh nạn thành hầm giao thông (hầm Hải Vân 2) với quy mô 4 làn xe và mở rộng cầu, đường dẫn quy mô 4 làn xe, dự kiến khai thác cuối năm 2020.

Hầm Hải Vân 2 được thiết kế hai ống hầm rộng 9,7 m cho phương tiện chạy một chiều, trong mỗi ống đảm bảo 2 làn xe rộng 7 m, đường bộ hành và bảo dưỡng rộng 1 m, hai dải an toàn 1,5m… Tuyến hầm này mở rộng trên nền hầm lánh nạn dài 6,2 km, rộng 4,7 m. Ngoài ra, dự án còn có các hạng mục trung tâm cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, trạm thu phí; trạm dừng đỗ kỹ thuật.

Hiện hầm Hải Vân 2 đã thông hầm kỹ thuật toàn tuyến. Phần phía Bắc công trình thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thi công đạt khoảng 80% khối lượng. Hai bên thành hầm, nhà thầu bắt đầu lát gạch men trang trí. Phần phía Nam thuộc TP Đà Nẵng vẫn còn khá ngổn ngang, đang được gia cố. Cầu Bắc Hải Vân bắc qua đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) dẫn vào hầm Hải Vân 2 đang gấp rút thi công. Theo thiết kế, cầu dài gần 2 km với hai làn xe.

h8b 0859

Dài 77 km với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng theo hình thức BT, cao tốc La Sơn – Túy Loan là đoạn tuyến nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh

Cao tốc La Sơn – Túy Loan 

Dự án này có điểm đầu tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Cao tốc có quy mô nền đường 4 làn xe, mặt cắt ngang rộng 23 đến 24 m, giai đoạn đầu có 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng đỗ khẩn cấp, đảm bảo phương tiện giao thông chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h.

Theo kế hoạch, dự án hoàn thành toàn tuyến vào tháng 12/2018 song đã bị chậm tiến độ hơn một năm, vì còn 11,5 km đường từ nút giao Túy Loan đến khu công nghệ cao (Đà Nẵng) chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đây là đoạn tuyến được mở rộng để khớp nối với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi). 

Việc chưa khớp nối đoạn tuyến dài 11,5 km với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi khiến phương tiện lưu thông gặp khó khăn. Chủ phương tiện muốn di chuyển từ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi ra các tỉnh phía Bắc phải đi bằng các con đường nhỏ rồi xuống quốc lộ 1, xuyên hầm Hải Vân ra Thừa Thiên – Huế.

Lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, trong quý 1/2020 dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật km0 đến km66, còn đoạn mở rộng vẫn còn phải chờ địa phương giải phóng mặt bằng.

Dài 77 km với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng theo hình thức BT, cao tốc La Sơn – Túy Loan là đoạn tuyến nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh.

ben luc 6172 1578238675 0229 2f967f64 0900

                     Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng dự kiến hoàn thành năm 2020

Cao tốc Long Thành – Bến Lức

Vướng giải phóng mặt bằng nên dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dự kiến hoàn thành năm 2020, trễ hai năm so với dự kiến về đích. 

Cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57,7 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014, đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai. Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến cao tốc phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn. Trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh và Phước Khánh.

Sau 4 năm triển khai, dự án đã hoàn thành khối lượng khoảng 80% song khu vực tuyến chính cao tốc và đường dẫn quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP HCM) và tỉnh Đồng Nai còn nhiều hộ dân chưa được giải phóng mặt bằng. Đây là những trường hợp có khiếu kiện từ những năm trước đây. 

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần đi qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

//nhadautu.vn/diem-ten-loat-du-an-giao-thong-nghin-ty-se-can-dich-trong-nam-2020-d33936.html