Liên danh Tập đoàn Đèo Cả – ICV Việt Nam – bet365ee – Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 568 được chọn là nhà đầu tư thực hiện Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, giai đoạn 1 trị giá 14.167 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trao quyết định cho liên danh nhà đầu tư.
Chiều nay (5/12), UBND tỉnh Cao Bằng đã công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo phương thức PPP giai đoạn 1.
Theo Quyết định 1269/QĐ – UBND của UBND tỉnh Cao Bằng, liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam – Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 568 đã được chọn là nhà đầu tư thực hiện Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) giai đoạn 1.
Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài 93,35 km, điểm đầu tại tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh – huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo – huyện Quảng Hoà – tỉnh Cao Bằng.
Trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5729-2012, vận tốc thiết kế 80 km/h, với bề rộng mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn thông thường và 13,5m đối với các đoạn phức tạp. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 14.167 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2026, thời gian hoàn vốn dự kiến là 24 năm 10 tháng.
Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đại phương và khu vực, góp phần đảm bảo quốc phòng – an ninh quốc gia.
Trước đó, vào ngày 28/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, trong đó cho phép tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư.
Hai dự án được thí điểm áp dụng cơ chế này là cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ có tỉ lệ vốn góp nhà nước lên 70%; đường ven biển Thái Bình tỉ lệ vốn góp nhà nước là 80%, lấy từ ngân sách địa phương.
Ông Trần Hồng Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng cho biết, hiện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang tích cực phối hợp với các bộ ngành để triển khai điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế thí điểm tăng vốn nhà nước tham gia vào Dự án; đồng thời, hoàn thành thương thảo, đàm phán hợp đồng và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
“Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải tập trung cao độ, ưu tiên số 1 cho Dự án, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tổ chức Lễ khởi công ngay sau khi điều chỉnh chủ trương và phê duyệt điều chỉnh dự án. Dự kiến đầu xuân 2024, tỉnh Cao Bằng sẽ khởi công Dự án cao tốc PPP Đồng Đăng – Trà Lĩnh”, Bí thư Trần Hồng Minh chỉ đạo.
Được biết, ngay từ năm 2018, Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất và đồng hành cùng tỉnh Cao Bằng triển khai nghiên cứu dự án một cách tổng thể, bài bản từ đó Dự án đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng.
Với việc tối ưu hóa phương án tuyến bằng cách điều chỉnh hướng tuyến và xây dựng các công trình hầm giao thông xuyên núi, cầu cạn vượt địa hình nhằm giảm chiều dài tuyến cao tốc, giảm chi phí đầu tư.
Do vậy, đến nay tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo khảo sát, nghiên cứu đề xuất của Tập đoàn Đèo Cả sẽ rút ngắn xuống còn 121 km so với 144 km theo quy hoạch (giảm 23 km); tổng vốn đầu tư dự án sẽ giảm còn hơn 23.000 tỷ đồng, giảm trên 50% chi phí đầu tư so với tổng vốn đầu tư dự kiến quy hoạch trước đó.
Theo ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, mặc dù quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức PPP chưa hoàn thiện, thủ tục triển khai dự án bị kéo dài nhưng tỉnh Cao Bằng và nhà đầu tư đề xuất dự án đã kiên trì bám sát, theo đuổi mục tiêu hoàn thành dự án đến cùng.
Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả khẳng định, tuy Dự án đã được Quốc hội quan tâm, điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% lên đến 70%, tỉnh đã chọn được nhà đầu tư nhưng còn những bước đi tiếp theo điều chỉnh chủ trương đầu tư, ký kết hợp đồng dự án, hợp đồng tín dụng, giải ngân vốn theo kế hoạch và quyết toán, kiểm toán dự án đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bên liên quan.
Liên danh nhà đầu tư ý thức được những thách thức còn ở phía trước khi thực hiện dự án, xác định còn nhiều khó khăn, các bên liên quan cần cùng nhau vừa làm, vừa học, vừa tháo gỡ vướng mắc cơ chế chính sach nếu có.
“Tập đoàn Đèo cả xem công trình này thao trường để huấn luyện đào tạo công nhân, kỹ sư và bộ máy quản lý. Tại đây chúng tôi sẽ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng để đào tạo thực tiễn cho các công nhân, kỹ sư. Đặc biệt lần này chúng tôi đưa ra các đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại công trường để sau khi hoàn thành Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, liên danh nhà đầu tư nói riêng và ngành giao thông nói chung sẽ có nguồn nhân lực tốt hơn sẵng sàng đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong tương lai”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Để triển khai Dự án, liên danh do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu dự kiến áp dụng phương thức thực hiện Dự án và mô hình huy động vốn “3P+”.
Phương thức thực hiện dự án “3P+” là giải pháp đến từ tri thức và đúc kết kinh nghiệm 15 năm Tập đoàn Đèo Cả đầu tư, thi công, quản lý vận hành các dự án giao thông quy mô lớn được triển khai theo phương thức đầu tư PPP, đầu tư công. Cụ thể, là phương thức tổ chức mà nhà thầu thi công dự án đồng thời là nhà đầu tư, cùng triển khai thi công dự án theo mô hình tổng thầu EC và EPC thay vì là các nhà thầu đơn lẻ. Dựa trên cơ sở pháp lý và đặc thù Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là dự án khó, phức tạp về quy mô, điều kiện tự nhiên, kiểm soát sử dụng vốn… Tập đoàn Đèo Cả đề xuất phương thức thực hiện dự án “3P+” để nâng cao năng lực quản lý dự án, tối ưu hiệu quả đầu tư bởi lợi nhuận từ nhà thầu thi công được góp trở lại vào vốn đầu tư dự án. Bên cạnh đó, lợi ích và trách nhiệm của nhà thầu cũng chính là lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư, gắn liền với hiệu quả thực hiện, vận hành dự án. Ở mô hình huy động vốn “3P+”, vốn đầu tư dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tăng hiệu quả huy động vốn, giảm thiểu rủi ro về nguồn vốn trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trong đó, P1+ là phần vốn ngân sách Nhà nước đóng góp bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương với tỷ lệ vốn Nhà nước góp trên 50% và tối đa; P2+ là vốn chủ sở hữu đến từ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước; P3+ vốn huy động từ tín dụng, trái phiếu, hợp đồng BBC, nguồn vốn huy động khác… |
Anh Minh
Nguồn: